Bạn có tin: Một bộ phận duy nhất trên cơ thể không bao giờ nổi da gà
Mỗi khi bị lạnh, sợ hãi hay mắc tiểu... nhiều người thường bị rùng mình, nổi da gà. Thế nhưng, bạn có hay biết trên cơ thể chúng ta tồn tại 1 bộ phận "miễn nhiễm" với hiện tượng này không?
Mỗi khi bị lạnh, sợ hãi hay mắc tiểu... nhiều người thường bị rùng mình, nổi da gà. Thế nhưng, bạn có hay biết trên cơ thể chúng ta tồn tại 1 bộ phận "miễn nhiễm" với hiện tượng này không?
Và câu trả lời đó là vùng mặt. Nhưng vì sao lại thế?
Khi ta lạnh hay có cảm xúc mãnh liệt, phần giao cảm trong hệ thần kinh tự chủ sẽ bị kích thích mạnh. Nhiệm vụ của hệ thần kinh tự chủ là duy trì sự cân bằng nội môi sinh lí của cơ thể.
Trong khi đó, hệ giao cảm điều hòa hoạt động nội tạng cho phù hợp với tình trạng sinh lý bình thường, nghỉ ngơi.
Khi hệ này hoạt động mạnh, nó sẽ kích thích sản xuất hormon adrenaline - khiến các cơ nhỏ kết nối với nang lông dưới da trên cơ thể co lại.
Đồng thời, chúng sẽ làm bề mặt da xung quanh lông co chặt hơn, bề mặt da sẽ hơi tụt xuống. Hiển nhiên lúc này phần lông, chân lông trồi rõ hơn. Đó là hiện tượng nổi da gà.
Các cơ dựng lông này có ở khắp nơi trên cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, có một số bộ phận chúng ta sẽ không quan sát thấy được hiện tượng nổi da gà xảy ra - điển hình là gương mặt.
Lí do là vì khoảng cách giữa các lông trên mặt rất nhỏ. Khi cơ dựng lông co lại, da cũng kéo nén xuống, nhưng vì diện tích phần da giữa các lông không lớn nên hiện tượng nổi da gà không hề rõ ràng như ở tay, chân.
Ngoài ra, còn có 1 cách giải thích khác cho hiện tượng này. Ở các bộ phận cơ thể như bàn tay, bàn chân hay mặt, các cơ dưới da có khá nhiều nhiệm vụ khác quan trọng hơn - như cơ dưới da ở lòng bàn tay còn chịu trách nhiệm hỗ trợ việc cầm nắm.
Tương tự, việc thể hiện các biểu cảm trên gương mặt "huy động" sự hỗ trợ của rất nhiều cơ dưới da.
Các cơ điều chỉnh biểu cảm này phát triển mạnh, sẽ "lấn át" hoạt động của cơ dựng lông. Kết quả là chúng ta khó có thể nhận ra sự hiện diện của "da gà" trên gương mặt mình.
Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi cơ thể chúng ta được cấu tạo một cách kì diệu như thế. Vì có lẽ bạn sẽ không thể tưởng tượng được mình sẽ trông kém sắc thế nào khi da gà nổi cồm cộm trên mặt đâu.
Suckhoecuocsong.com.vn Nguồn: Scientific American, MadSci, Azcentral
- Khi nhiệt độ giảm xuống thấp 10 độ C cơ thể sẽ biến đổi ra sao?
- Phát hiện vui: Thức khuya, ngủ nướng là người thông minh sáng tạo
- Vì sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?
- Khám phá loài phong lan ma ở Indonesia
- Tại sao lại có sấm sét trong những trận mưa dông?
- Tại sao nước biển thường có màu xanh?
- Những khám phá thú vị về lông
- Tại sao lại có vầng sáng bao quanh mặt trời?
- Thực vật cảm nhận được nỗi đau khi chúng bị ăn
- Phát hiện mới: Cây cối cũng có bộ não
- Phát hiện mới: Lưỡi người có thể cảm nhận mùi vị của nước
- Ta có thêm một hành tinh nữa làm ứng cử viên cho sự sống ngoài Trái Đất
- NASA tuyên bố có sự sống trong hệ mặt trời
- Cơ thể chúng ta có bao nhiêu sợi cơ? Cơ nào là cơ khỏe nhất?
- Giải thích hiện tượng cơ thể buổi sáng cao hơn buổi tối
- Có sự sống ngoài trái đất: Thông báo của NASA gây chấn động toàn cầu
- Cơn thở dài tác động đến phổi như thế nào?
- Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
- Tại sao khi tức giận người ta thích hét lên?
- Tại sao phụ nữ hay khóc hơn đàn ông?
Tiêu điểm
- Độc lạ với giải pháp giúp não bộ nghỉ ngơi trong 30 giây
- Công nghệ 4.0 khắc phục những thủ tục rườm rà khi đi khám bệnh
- Tổ hợp các phương pháp điều trị chấy rận cho trẻ
- Bộ GD&ĐT chỉ đạo không thu phí với tất cả các thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018
- Những lợi ích tuyệt vời khi đi bộ sau mỗi bữa ăn ít người biết
- Nga tiếp tục chỉ trích Anh 'bịa đặt' vụ đầu độc điệp viên Skripal